Top 5 mainboard đa nhiệm, đáng mua nhất năm 2023 mà bạn không nên bỏ qua!
Nếu RAM, card đồ họa và CPU là các thành phẩn nổi bật của PC, đảm nhiệm công việc “vất vả” để hoàn thành tốt các ứng dụng hay tựa game yêu thích của bạn, thì bo mạch chủ chính là bộ xương liên kết. Đây cũng
Nếu như bạn đang thắc mắc:
Mainboard là gì?
Cách hãng sản xuất Mainboard nổi tiếng hiện nay? Chất lượng sản phẩm ra sao?
Nhưng tiêu chí quan trọng khi lựa chọn mainboard?
Top 5 mainboard đa nhiệm, đáng “tậu” nhất năm nay?
Địa chỉ mua main máy tính uy tín, chất lượng?
Nhằm đem lại góc nhìn toàn diện nhất cho bạn, trong bài viết hôm nay, V-Tech Computer sẽ mang lại những thông tin cần thiết trước khi mua bo mạch chủ, đồng thời gửi đến bạn top 5 mainboard đa nhiệm, giá rẻ đáng mua nhất năm 2023. Đừng bỏ qua nhé!
Mainboard là bộ phận quan trọng cấu tạo nên PC, laptop hoàn chỉnh
I. Mainboard là gì?
Bo mạch chủ là bảng mạch in chính (PCB) trong máy tính, quyết định cấu trúc, cấu hình và độ bền của máy. Main có chức năng nối kết thành phần chính cùng các thiết bị ngoại vi như Wifi, Ethernet, card đồ hoạ hoặc GPU. Nhiệm vụ của main PC là cung cấp điện năng cho các linh kiện hoạt động, đồng thời đảm nhận điều khiển tốc độ và đường truyền của các thiết bị với nhau. Đường truyền giữa các thiết bị được gọi là Bus, hiểu là tốc độ truyền tải dữ liệu. Khi máy bắt đầu hoạt động, cầu bắc (North Bridge) và cầu nam (South Bridge) của bo mạch chủ sẽ làm nhiệm vụ kết nối các thành phần với nhau, nhận đường truyền và xử lý lại đường truyền ấy, giúp cho máy tính hoạt động một cách thống nhất và ổn định.
Main làm nhiệm vụ nối kết linh kiện và cung cấp điện năng
Ngoài ra, main máy tính cũng làm công việc phân phối luồng điện áp cho các linh kiện được gắn trên main.
Thông thường, mainboard PC bao gồm:
- Chipset: Nối kết CPU, Ram, thiết bị ngoại vi
- Socket: Chân cắm CPU
- Khe cắm Ram: nơi đặt các thanh RAM vào máy tính, càng nhiều khe thì càng có khả năng nâng cấp dung lượng
- Khe cắm ICA: Gắn thêm vào bo mạch mở rộng như hình ảnh hoặc âm thanh
- Khe cắm PCI Express: hỗ trợ băng thông, nâng tốc độ gấp 30 lần so với PCI
- BIOS: Hệ thống đầu ra, đầu vào cơ bản. Lưu trữ thông tin và cài đặt của Main
- Kết nối nguồn: Tiếp nhận nguồn điện từ bộ nguồn.
II. Các hãng sản xuất Mainboard nổi tiếng hiện nay
1. Mainboard Asrock
Asrock là thương hiệu không mấy xa lạ với game thủ, đặc biệt là đối tượng muốn tự sắm cho mình một bộ PC giá rẻ cho mình. Asrock có xuất phát điểm ban đầu là “con” của Asus, là hãng sản xuất linh kiện có tiếng ở Đài Loan. Sau khi tự tách mình ra để nỗ lực phát triển và khẳng định vị trí, hãng đã dần chiếm được lòng tin nơi người tiêu dùng bởi độ bền bỉ, tương thích tốt, đạt độ P/P hiệu năng trên giá thành cao nhất hiện nay. Asrock trở thành hãng cung cấp bo mạch chủ lớn thứ 3 thế giới vào năm 2013, đồng thời có kênh phân phối rộng khắp toàn cầu, định vị được tên tuổi bản thân trong lĩnh vực linh kiện nói chung và main giá rẻ nói riêng.
Main Asrock có giá thành rẻ, hiệu năng tốt
Main máy tính của Asrock được gia công tốt, các chân tụ gọn gàng, lớp bảo vệ cổng giao tiếp chắc chắn, bền bỉ. Sản phẩm tích hợp công nghệ điều chỉnh điện năng hỗ trợ ép xung mạnh mẽ và tiết kiệm điện tốt. Mặt khác, card đồ hoạ và chip âm thanh bổ sung cũng được chú trọng, đầu tư tinh tế giúp mang lại trải nghiệm cao. Nhược điểm còn tồn đọng của Asrock là không trang bị nhiều cổng giao tiếp như các hãng đối thủ khác.
2. Mainboard Asus
Không chỉ có chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực máy tính xách tay mà Asus còn là “ông trùm” bo mạch chủ được ưa chuộng nhất hiện nay. Hãng mang đến main PC chất lượng và đặc biệt có giá tiền vừa phải, thân thiện với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam.
Asus nhắm tới nhiều nhóm khách hàng: từ người dùng phổ thông với Asus Prime đến Asus ProArt cho giới thiết kế đồ hoạ, bên cạnh đó là Asus ROG, TUF Gaming đáp ứng tốt cho anh em game thủ. Vì vậy, main máy tính của hãng tối ưu khả năng đồ hoạ cho máy nhưng vân cân bằng được việc đáp ứng cấu hình chơi game.
Asus đi đầu trong lĩnh vực mainboard hiện nay
Với sự tinh tế, tỉ mỉ trong thiết kế, các sản phẩm của Asus toát lên sự chuyên nghiệp đẳng cấp. Độ hoàn thiện cao, tụ của main được gia công bằng chất liệu nhôm cao cấp nguyên chất siêu bền bỉ, có khả năng tương thích cao với các chipset cao như Z97 hay B8… Chất lượng xử lý truyền điện năng nhanh chóng và không trữ nhiệt gây nóng thiết bị, giữ được độ mát ổn định. Đặc biệt, Asus còn trang bị các công nghệ độc quyền hấp dẫn mà ta có không thể tìm thấy ở những đối thủ khác. Chỉ duy dòng mainboard tầm trung vẫn còn một số điểm yếu về tính năng cần khắc phục.
3. Mainboard Gigabyte
Gigabyte cũng là một trong những hãng sản xuất linh kiện máy tính lâu đời, uy tín hàng đầu hiện nay, cạnh tranh trực tiếp với Asus.
Tuy nhiên bởi vì Gigabyte ra đời sau Asus nên đã nhìn nhận, học hỏi và đúc kết được nhiều kinh nghiệm từ đàn anh đi trước. Hãng cũng trải đều sản phẩm main PC ra nhiều dòng dành cho nhiều phân khúc giá tiền và nhu cầu khác nhau. Mainboard được trang bị cấu hình tuyệt vời để phục vụ chính cho các tín đồ mê game, thiết kế làm mát cũng được tối ưu, rất hiếm khi xảy ra tình trạng nóng lên khi sử dụng.
Gigabyte là đối thủ đáng gờm của Asus
Dòng phổ thông có bản mạch dày hơn, jack cắm hàn chắc chắn hơn Asus, nhưng đi kèm theo đó giá thành cũng sẽ nhỉnh hơn Asus một chút. Về dòng trung và cao cấp thì Gigabyte cũng có thiết kế đẳng cấp và độ bền cực tốt như nhà đối thủ. Main được hỗ trợ công nghệ Ultra Durable có tụ siêu chắc, mosfet khủng, cho khả năng ép xung cao, vận hành bền bỉ và ổn định.
III. Những tiêu chí khi lựa chọn mainboard
1. Socket
Socket hay còn gọi là ổ cắm của CPU – có chức năng giữ cố định chip xử lý và cho phép chip hoạt động. Vì vậy, CPU và main máy tính phải cùng loại đế cắm thì mới tương thích kết nối được.
Một bo mạch chủ nhất định chỉ hỗ trợ một loại ổ cắm và nó hoạt động với một nhóm CPU AMD hoặc Intel cụ thể. Mỗi nhà sản xuất chip lớn cũng cung cấp nhiều phiên bản chip trên các ổ cắm khác nhau. Điển hình như không phải tất cả các chip AMD đều phù hợp với tất cả các ổ cắm của AMD và Intel cũng vậy. Ngoài ra, các chip cũ hơn có thể không hoạt động trong các ổ cắm mới và ngược lại. Việc lắp đặt CPU không tương thích với socket của bo mạch chủ sẽ khiến CPU không hoạt động được đồng thời có thể làm hỏng phần cứng trong hệ thống.
Socket phải tương thích với chân CPU
Ổ cắm hiện đại duy nhất của AMD là AMD AM4, một ổ cắm mới cho Ryzen 7000 sắp tới là AM5, riêng các AMD Threadrippers lại sử dụng ổ cắm sTRX4 hoặc TR4. Mặt khác, socket mới nhất của Intel là LGA 1700, thay thế cho LGA1200 cũ. Riêng các dòng Core X – Series sẽ chạy trên bo mạch LGA2066.
Socket AM4
Mỗi bo mạch chủ đều có danh sách các CPU được hỗ trợ, được lưu trữ trên trang web của nhà sản xuất bo mạch chủ. Để hoàn toàn chắc chắn rằng bạn có phần cứng tương thích, bạn nên luôn kiểm tra danh sách trước khi đầu tư.
2. Kích thước và khả năng hỗ trợ
Ba loại kích thước mainboard phổ biến hiện nay là: ATX có kích cỡ lớn, MicroATX trung bình và Mini-ITX. Bạn cần lựa chọn dựa trên yếu tố hình thức mong muốn và độ phù hợp với case PC.
Ba kích cỡ main máy tính hiện nay
Bo mạch chủ nhỏ nhất Mini-ITX sẽ phù hợp với các thùng máy tính nhỏ gọn. Chúng là lựa chọn tốt nhất nếu bạn đang ở trong một văn phòng chật chội hoặc đang xây dựng một máy tính HTPC sẽ đặt trong phòng khách của bạn. Tuy nhiên nhược điểm là chúng sẽ hỗ trợ ít đầu nối thiết bị ngoại vi hơn cũng như có giá thành cao hơn 2 loại còn lại. Các bo mạch này sẽ chỉ có một khe cắm PCI Express x16 duy nhất (thường dành riêng cho card đồ họa) và các kết nối lưu trữ hạn chế, chẳng hạn như cổng Serial ATA và khe cắm M.2.
Ngược lại, Main ATX chiếm nhiều không gian nhất nhưng chúng cũng mang lại cho bạn nhiều tùy chọn mở rộng nhất, đồng thời có phần cứng tích hợp mạnh mẽ hơn, cung cấp điện và ép xung tốt hơn. Bo mạch chủ này có thể có tới 7 khe cắm mở rộng PCI Express, có nghĩa là bạn có thể lắp một số card cùng với card đồ họa của mình. Đồng thời hỗ trợ các giải pháp kết nối mạng không dây hoặc quay video, card âm thanh cấp độ chuyên nghiệp và các nhu cầu chuyên biệt khác.
Main ATX có kích cỡ lớn hỗ trợ khả năng kết nối cao
Còn lại, MicroATX là sự trung hoà giữa hai loại trên. Nó cung cấp cho bạn một giải pháp cân bằng, tiết kiệm không gian hơn ATX, nhưng nó cũng cung cấp nhiều thành phần và kết nối tích hợp hơn đáng kể so với bo mạch Mini-ITX. Hầu hết các bo mạch MicroATX đều có tối đa bốn khe cắm mở rộng và có thể chứa thoải mái hai cạc đồ họa hoặc một GPU cùng với một hoặc hai thẻ mở rộng. Về mạch xử lý nguồn và âm thanh, thường ngang bằng với những gì bạn nhận được trên bo mạch chủ ATX.
Khả năng hỗ trợ của loại main PC MicroATX
3. Giá thành
Tuỳ thuộc vào ngân sách hiện có mà bạn có thể tìm kiếm mainboard phù hợp bởi hiện nay các hãng đều trải đều sản phẩm vào ba phân khúc: phổ thông, trung và cao cấp.
Nếu khả năng hiện có của bạn rơi vào khoảng 2 đến 4 triệu, bạn chỉ cần các nhu cầu cơ bản, không quá khắt khe để chơi game cấu hình cao thì vẫn có thể tậu được main giá rẻ khá tốt, có đèn RGB, trang bị VRM, hệ thống tản nhiệt tốt… Còn nếu bạn thuộc nhóm đối tượng thường chơi game hạng nặng, render, chỉnh sửa video chuyên nghiệp, đồ hoạ 3D thì cần lựa những bo mạch cao cấp hơn từ 4,5 triệu trở lên.
Có thể tìm thấy mô hình main giá rẻ trên thị trường chỉ từ 2-3 triệu